[Webinar Recap] The EVFTA: One Year of Implementation – a Promising Start and a Prosperous Future

On Friday 27 August, EuroCham and VCCI – under the umbrella of the EU-Vietnam Business Council (EVBC) – hosted a webinar to mark the first 12 months of the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA). The event, entitled “The EVFTA: One Year of Implementation – a Promising Start and a Prosperous Future”, gathered over 200 attendees and featured special guest speakers Alain Cany, Chairman of EuroCham; Dr Vu Tien Loc, Chairman & President of VCCI; Mr Vu Ba Phu, Director-General of the Vietnam Trade Promotion Agency; Mr Nguyen Hoai Nam, Deputy General Secretary of VASEP; Mr Jean Jacques Bouflet, Vice-Chairman of EuroCham; and Mr Laurent Genet, Mobility Sector Committee Chairman.

Opening the meeting, EuroCham Chairman Alain Cany said that the first 12 months of the EVFTA have been successful. But, if we want to build on this promising start and unlock the full potential of this historic agreement, we need to work together. The EVFTA will not succeed without a coordinated effort between the Vietnamese and European business communities. In other words, implementation is not the end of the road. Success is not guaranteed, and we need to put the same effort into the next decade as we did into the last. This is what the EVBC was designed to provide. He added that the EVFTA is now more important than ever. Despite the significant short-term challenges of the pandemic, we must not lose focus on the long-term opportunities that the EVFTA brings.

Dr Loc then gave the perspective of VCCI. He said that, despite the pandemic, the EVFTA had helped to boost trade and investment between Vietnam and the European Union. Vietnam has received quality investment from Europe, as well as knowledge and technology transfer. The number of FDI projects from the EU has risen, reaching a total of more than two thousand projects. However, the current fourth wave outbreak is causing complications for both local and foreign businesses in Vietnam. For instance, more than 90 per cent of handicraft enterprises in HCMC have been unable to open. And the picture is similar across southern provinces with thousands of businesses being forced to close, including seafood processing and aquaculture enterprises. There is a bottleneck in logistics and costs have risen as a result. In this light, the EVFTA will support companies to recover once the pandemic has passed. It will help to increase investment and reduce tariffs. Meanwhile, Dr Loc emphasized that the EVBC will be an important mechanism for European and Vietnamese enterprises to work together to overcome challenges and ensure a successful implementation of the agreement.

Later, Mr Phu from the Vietnam Trade Promotion Agency shared that the EVFTA has opened up significant opportunities for Vietnamese enterprises to enter the European market. It removes tariffs, promotes investment, encourages mutual recognition of standards, and improves trade facilitation. In the first 12 months, the main exports of Vietnam to the EU have been mobile phone and computer components, as well as footwear, textiles, seafood, coffee and other agricultural products. Meanwhile, the main EU exports to Vietnam have been automobile and high-tech components. Growth in trade has been positive, even in light of the pandemic. However, challenges remain. Vietnamese enterprises have not been able to take full advantage of the agreement, as compliance has been hard to achieve. The EU has high quality, safety, and environmental standards and not all companies are able to meet these. However, there are positive signs for the future, in particular in sectors and industries where Vietnam is strong such as cashew nuts, coffee, and fruits and vegetables. The focus now should be on products where Vietnam has opportunities to participate in value chains and add value, such as renewable industries and processing products for furniture.
 
EuroCham’s Vice-Chairman Jean Jacques Bouflet mentioned the importance of the EVFTA in giving European companies a level playing field in Vietnam. Goods from ASEAN member states are already zero-rated so, while it will take some time for the EVFTA’s full tariff elimination schedule to enter into force, European companies will be more competitive as a result. However, technical challenges continue to be a hurdle for enterprises. On the Vietnamese side, meeting this challenge will help to make companies and their products more competitive, and the EVFTA includes transition periods so that enterprises have time to adapt. It will be important for Vietnam to meet the international standards in the EVFTA in order to become more integrated in global value chains.
  
Laurent Genet then discussed the perspectives of European automotive companies in Vietnam. He stressed that implementing Annex 2-B of the EVFTA on the automotive sector as soon as possible would help to solve a lot of current challenges for EU automotive enterprises and would help to smooth trade in cars and motorbikes. Meanwhile, Mr Nam of VASEP said that the EU is one of the biggest markets for Vietnamese seafood produce, making up more than 11 per cent of exports. He explained that 50 per cent of the tariff lines fell to zero in 2020, including for major produce like shrimp, tuna, squid, and octopus. However, COVID-19 is creating some specific challenges such as a lack of containers and sea freight to Europe. Exports to the EU are likely to be down this year as a result. Longer-term, he emphasized that Vietnam’s seafood sector has great advantages as a result of the EVFTA.
 
EuroCham Chairman Alain Cany closed the webinar with a note of thanks to Dr Loc for his strong support and partnership with EuroCham and for his contribution to the trade and investment environment in Vietnam since 2004.

———–

Thứ Sáu ngày 27 tháng 8, EuroCham và VCCI – trong khuôn khổ Hội đồng Doanh nghiệp Việt Nam – Châu Âu (EVBC) – đã tổ chức hội thảo trực tuyến đánh dấu 12 tháng đầu tiên thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Sự kiện mang tên “EVFTA: Một năm triển khai – Khởi đầu đầy hứa hẹn và tương lai thịnh vượng”, quy tụ hơn 200 người tham dự và có sự góp mặt của các diễn giả khách mời đặc biệt: Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham; Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam – Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP); Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham; và ông Laurent Genet, Chủ tịch Tiểu ban Ngành Công nghiệp Ô tô – Xe máy thuộc EuroCham.

Khai mạc hội thảo, Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho biết 12 tháng đầu tiên của EVFTA đã gặt hái những thành công tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu chúng ta muốn tiếp tục xây dựng và phát triển trên khởi đầu đầy hứa hẹn này và khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận lịch sử này, chúng ta phải cùng phối hợp chặt chẽ. EVFTA sẽ không thành công nếu không có nỗ lực hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu. Nói cách khác, việc Hiệp định có hiệu lực mới chỉ là khởi đầu. Chúng ta cần nỗ lực tương tự trong thập kỷ tiếp theo như chúng ta đã làm trong thập kỷ trước để tiếp tục thành công. Đây là những gì EVBC được thiết kế để cung cấp. Ông cũng cho rằng việc tận dụng Hiệp định EVFTA hiện quan trọng hơn bao giờ hết. Bất chấp những thách thức ngắn hạn đáng kể của đại dịch, chúng ta không được mất tập trung vào các cơ hội dài hạn mà EVFTA mang lại.

TS. Vũ Tiến Lộc sau đó đưa ra quan điểm của VCCI. Ông cho rằng, bất chấp đại dịch, EVFTA đã giúp thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Việt Nam đã nhận được nhiều nguồn đầu tư cũng như chuyển giao công nghệ chất lượng từ Châu Âu. Số lượng dự án FDI từ EU tăng lên, đạt tổng số hơn 2.000 dự án. Tuy nhiên, đợt bùng phát làn sóng thứ tư với nhiều diễn biến phức tạp hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ví dụ, hơn 90% doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ ở TP.HCM không thể mở cửa. Bức tranh trên khắp các tỉnh phía Nam cũng tương tự, với hàng nghìn doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, trong đó có các doanh nghiệp chế biến và nuôi trồng thủy sản. Có một điểm nghẽn trong hoạt động vận tải, hậu cần và hậu quả là chi phí hàng hóa tăng. Trong bối cảnh này, EVFTA sẽ hỗ trợ các công ty phục hồi khi đại dịch đã qua đi. Nó sẽ giúp tăng đầu tư và giảm thuế quan. Trong khi đó, Tiến sĩ Lộc nhấn mạnh EVBC sẽ là cơ chế quan trọng để các doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam hợp tác cùng nhau vượt qua các thách thức và đảm bảo thực hiện thành công hiệp định.

Tiếp theo, Ông Vũ Bá Phủ, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam chia sẻ rằng EVFTA đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu. Nó xóa bỏ thuế quan, thúc đẩy đầu tư, khuyến khích công nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn và cải thiện thuận lợi hóa thương mại. Trong 12 tháng đầu năm, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU là điện thoại di động và linh kiện máy tính, giày dép, dệt may, thủy sản, cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác. Trong khi đó, các mặt hàng xuất khẩu chính của EU sang Việt Nam là ô tô và linh kiện công nghệ cao. Nhìn chung, tăng trưởng thương mại là tích cực, ngay cả trong bối cảnh đại dịch. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thể tận dụng lợi thế của Hiệp định, do khó khăn trong quá trình tuân thủ. Liên minh châu Âu luôn có các tiêu chuẩn về hàng hóa yêu cầu chất lượng cao, an toàn và thân thiện với môi trường, vì vậy không dễ mà tất cả các công ty đều có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, vẫn có những tín hiệu tích cực cho tương lai, đặc biệt ở những ngành, lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh như hạt điều, cà phê, rau quả. Trọng tâm hiện nay nên tập trung vào các sản phẩm mà Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi giá trị và gia tăng giá trị, chẳng hạn như các ngành công nghiệp tái tạo và các sản phẩm chế biến cho đồ nội thất.

Ông Jean Jacques Bouflet, Phó Chủ tịch EuroCham, đã đề cập đến tầm quan trọng của EVFTA trong việc tạo cho các công ty châu Âu một sân chơi bình đẳng tại Việt Nam. Theo đó, hàng hóa giữa quốc gia thành viên ASEAN đã được miễn thuế, trong khi EVFTA sẽ mất một thời gian dài để lộ trình xóa bỏ thuế quan hoàn toàn có hiệu lực, và làm cho các công ty châu Âu trở nên cạnh tranh hơn. Ngoài ra, những thách thức về kỹ thuật vẫn tiếp tục là trở ngại đối với các doanh nghiệp. Về phía Việt Nam, việc đối mặt với thách thức này sẽ giúp các công ty và sản phẩm của họ cạnh tranh hơn, đồng thời, EVFTA bao gồm các giai đoạn chuyển đổi để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng. Điều quan trọng là Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế trong EVFTA để hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Laurent Genet sau đó đã thảo luận về quan điểm của các công ty ô tô châu Âu tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng việc thực hiện Phụ lục 2-B của EVFTA về lĩnh vực ô tô càng sớm càng tốt sẽ giúp giải quyết được nhiều thách thức hiện nay đối với các doanh nghiệp ô tô của EU và giúp thông suốt thương mại trong ngành công nghiệp ô tô và xe máy. Trong khi đó, ông Nam của VASEP cho biết thêm, EU là một trong những thị trường lớn nhất của mặt hàng thủy sản Việt Nam, chiếm hơn 11% kim ngạch xuất khẩu. Ông giải thích rằng 50% số dòng thuế đã giảm xuống 0 vào năm 2020, bao gồm cả đối với các sản phẩm chính như tôm, cá ngừ, mực và bạch tuộc. Tuy nhiên, COVID-19 đang tạo ra một số thách thức như thiếu hụt container và khó khăn trong vận chuyển đường biển đến châu Âu. Do đó, xuất khẩu sang EU có thể sẽ giảm trong năm nay. Về lâu dài, ông nhấn mạnh rằng ngành thủy sản của Việt Nam có những lợi thế to lớn do kết quả của EVFTA.

Chủ tịch EuroCham Alain Cany phát biểu kết thúc hội thảo trực tuyến và nhân dịp này, gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc đã luôn ủng hộ và hợp tác chặt chẽ với EuroCham, cũng như trân trọng những đóng góp của ông cho môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam kể từ năm 2004.

Related post

Marieke Van Der PIJL

VICE CHAIR

Corem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Nunc vulputate libero et velit interdum, ac aliquet odio mattis.